“Chúng ta chỉ có thể loại bỏ rác thải nhựa bằng cách nhanh chóng hành động trên tất cả các phương diện liên quan đến vòng đời của nhựa” Ông Alan Jope, Giám đốc Điều hành Unilever Toàn cầu chia sẻ. “Để thực hiện điều này, chúng tôi sẽ phải nghiên cứu để thay đổi phương thức sản xuất bao bì và sản phẩm. Điều này sẽ thúc đẩy chúng tôi giới thiệu những bao bì mới, cải tiến hơn, và mô hình kinh doanh mới, ví dụ như bao bì có thể tái sử dụng, và mô hình nạp đầy lại sản phẩm.”
“Tầm nhìn của chúng tôi là hướng đến một thế giới nơi mà tất cả mọi người đồng hành cùng nhau để đảm bảo nhựa ở đúng vị trí của nó trong nền kinh tế tuần hoàn và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Bao bì nhựa của chúng tôi cũng chính là trách nhiệm của chúng tôi, vì thế cam kết thu hồi số lượng nhựa nhiều hơn số bán ra chính là động lực để công ty xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho bao bì nhựa. Tuy đây là một bài toán đầy thách thức nhưng cũng thực sự rất thú vị để giúp thúc đẩy nhu cầu về nhựa tái chế trên toàn cầu.
Trong một ngày, có khoảng 2,5 tỷ người trên hơn 190 quốc gia sử dụng các sản phẩm của chúng tôi để chăm sóc và tận hưởng cuộc sống. Điều này cho chúng tôi một vị thế đặc biệt để có thể trở thành một phần của giải pháp và xác định được tầm nhìn về một thế giới không có chất thải, nơi không có bao bì nhựa nào xâm nhập vào môi trường - trên đất liền, trong nguồn nước và trong đại dương.
Bà Ellen MacArthur, Nhà sáng lập Quỹ Ellen MacArthur cho biết: “Cam kết mới của Unilever là một bước quan trọng trong việc thiết lập một nền kinh tế tuần hoàn cho bao bì nhựa. Bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để xóa bỏ lượng bao bì nhựa không cần thiết như nạp đầy sản phẩm vào chính bao bì của người mua, tái sử dụng bao bì, cô đặc sản phẩm để giảm lượng nhựa sử dụng, song song với việc tăng cường sử dụng nhựa tái chế, Unilever đã chứng minh được những cách thức để một doanh nghiệp giảm dần nhựa nguyên sinh.
Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp khác tiếp bước Unilever và cùng nhau chúng ta có thể loại bỏ nhựa không cần thiết; chúng ta có thể sáng tạo hơn để những gì chúng ta sử dụng sẽ được luân chuyển tuần hoàn; và cuối cùng là xây dựng một hệ thống kinh tế nơi mà bao bì nhựa sẽ không bao giờ trở thành rác thải.