Bỏ qua Nội dung

Tác động từ loạt dự án nông nghiệp tái sinh đầu tiên của Unilever

Đã phát hành:

Các dự án nông nghiệp tái sinh năm 2022 của chúng tôi đã có kết quả và là tin tốt bởi chúng tôi đã đạt được tiến bộ trên toàn lĩnh vực. Trong quá trình tiếp tục bổ sung và mở rộng quy mô các dự án năm 2023 và xa hơn nữa, Unilever sẽ xem xét một cách cẩn trọng về tác động môi trường mà các chương trình đầu tiên này có thể mang lại.

Cánh đồng cà chua được trồng bằng phương pháp nông nghiệp tái tạo

Năm 2021, Unilever đã chủ trương các Nguyên tắc Nông nghiệp Tái sinh nhằm hợp tác với nông dân, nhà cung cấp và đối tác để áp dụng các biện pháp nông nghiệp có thể tái tạo và bảo vệ đất, giúp đảm bảo an ninh lương thực và tính bền vững của chuỗi cung ứng, đồng thời góp phần vào lộ trình Net Zero của Unilever.

Bốn dự án đã được thiết kế để triển khai những nguyên tắc này, nhằm giải quyết những thách thức và nhu cầu đặc biệt của các loại cây trồng và cảnh quan khác nhau, đồng thời cung cấp một khuôn khổ để đo lường tác động của công tác triển khai.

Mặc dù sự thay đổi trong nông nghiệp thường được đo lường trong nhiều năm, nhưng kết quả thu thập được từ các dự án này cho thấy chúng đã bắt đầu có tác động mang lại hiệu quả trong việc giảm khí thải nhà kính, tăng cường đa dạng sinh học, cải thiện hiệu quả và chất lượng nước cũng như củng cố sức khỏe của đất.

“Thấy được tác động tích cực mà các dự án này tạo ra là điều vô cùng đáng khích lệ. Điều này nhấn mạnh rằng sự hợp tác có khả năng tạo ra những thay đổi thực sự. Chúng tôi đang học hỏi kinh nghiệm của nông dân và đối tác, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô dự án và trồng nhiều nguyên liệu hơn theo các nguyên tắc nông nghiệp tái sinh”, Hanneke Faber, Chủ tịch viện Dinh dưỡng tại Unilever cho hay, đồng thời cho biết thêm rằng nông nghiệp tái sinh hiện là lĩnh vực đầu tư quan trọng đối với Quỹ Khí hậu & Thiên nhiên trị giá 1 tỷ euro của Unilever.

“Có một sự cấp bách thực sự trong việc giảm tác động của lương thực lên hành tinh đồng thời giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Triển khai các nguyên tắc nông nghiệp tái sinh là cách tốt nhất để thực hiện điều này”, bà nói.

Vẫn còn rất sớm nhưng như bốn trường hợp nghiên cứu này đã chỉ ra, chúng ta vẫn có cơ sở để lạc quan.

  1. Quản lý đất và nước – Cà chua, Badajoz, Tây Ban Nha

    Cánh đồng cà chua được trồng bằng phương pháp nông nghiệp tái tạo nhằm cải thiện trong việc quản lý nước và chất lượng đất

    Mục tiêu: Knorr, hợp tác với nhà cung cấp cà chua Agraz của Tây Ban Nha, đang nỗ lực giúp nông dân ở vùng Badajoz bảo vệ cây trồng của họ khỏi tác động của việc giảm lượng mưa và nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, cũng như bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực này.

    Tầm quan trọng: “Qua các dự án này, chúng tôi thấy được việc giảm chi phí, giảm sử dụng nước, giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho đất đai. Chúng tôi rất tự hào với những thay đổi mà chúng tôi đang tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước hết, chúng tôi tự hào vì đã trở thành một trong những nhà tiên phong và thứ hai là vì vai trò mà chúng tôi đang đóng góp trong việc bảo vệ hành tinh này”. Antonio Tienza Villalobos, quản lý trang trại tại Aldea del Conde S.L. (thuộc vùng Badajoz).

    Dự án: Bằng cách sử dụng các cảm biến tiên tiến và máy dò đất để thông báo cho nông dân về lượng nước cụ thể cần thiết, hệ thống tưới tiêu mới cho phép sử dụng nước thông minh hơn, giúp tiết kiệm tài chính đáng kể và giúp cho hệ thống sản xuất linh hoạt hơn.

    Trong thử nghiệm song song lần thứ hai, ba nông dân được khuyến khích trồng các bờ hoa dại để tăng cường đa dạng sinh học.

    Kết quả:

    • Dự án đã ghi nhận lượng khí thải nhà kính (GHG) (kg CO2 tương đương) trên mỗi kg cà chua giảm 37% so với lượng khí thải GHG trước khi triển khai dự án.
    • Hàm lượng hữu cơ trong đất tăng từ 1% năm 2020 lên 1,27% vào năm 2022. Đây là một chỉ số quan trọng trong độ phì nhiêu và khả năng hấp thụ carbon của đất. Đất càng chứa nhiều chất hữu cơ thì sẽ càng màu mỡ và có khả năng hấp thụ nhiều carbon hơn.
    • Số lượng loài thụ phấn tăng lên 173% và mức đa dạng của các loài hoa dại tăng 27% ở những bờ nông dân đã trồng.

    Qua các dự án này, chúng tôi nhận thấy việc giảm chi phí, giảm sử dụng nước, giảm phân bón và thuốc trừ sâu mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho đất đai.

    Antonio Tienza Villalobos, quản lý trang trại tại Aldea del Conde S.L.
  2. Giảm thiểu khí mê-tan – Lúa gạo, Arkansas, Hoa Kỳ

    Cận cảnh những bàn tay cầm lúa trồng bằng các phương pháp giảm khí mê-tan

    Mục tiêu: Knorr hợp tác với nhà cung cấp gạo Riviana của Hoa Kỳ và Đại học Arkansas (UARK) để tìm cách giúp nông dân trồng lúa mà vẫn bảo vệ các nguồn nước dự trữ và giảm thiểu khí mê-tan thải ra.

    Tầm quan trọng: “Chúng tôi cam kết tìm ra những phương pháp mới để trồng các loại cây trồng truyền thống mang lại lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp của chúng tôi và môi trường. Dự án này là một ví dụ tuyệt vời về việc triển khai cam kết này thành hành động thực tế. Với gần 60% lượng khí thải carbon của Unilever đến từ nguyên liệu thô và thành phần mà chúng tôi mua thì việc phối hợp cùng các nhóm thu mua để hợp tác với các nhà cung cấp nhằm giảm thiểu tác động đối với biến đổi khí hậu từ các sản phẩm của chúng tôi là điều hết sức cần thiết”. Eric Soubeiran, Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề Khí hậu & Thiên nhiên của Unilever.

    Dự án: Mục tiêu của chương trình này là tìm cách giảm lượng lớn khí mê-tan thải ra môi trường khi ruộng lúa bị ngập nước. Chương trình đã giới thiệu một loạt các phương pháp mới, bao gồm tưới theo luống và một phương pháp gọi là kỹ thuật ngập khô xen kẽ, bằng cách giảm thời gian đất ngập nước, từ đó giảm lượng khí mê-tan thải ra.

    Kết quả:

    • Lượng khí mê-tan giảm đi 76% (kg CO2eq trên mỗi kg gạo) so với trước khi triển khai dự án.
    • Lượng phát thải khí nhà kính giảm đi 48% (kg CO2eq trên mỗi kg gạo) so với lượng phát thải khí nhà kính trước khi triển khai dự án.

    Với gần 60% lượng khí thải carbon của Unilever đến từ nguyên liệu thô và thành phần mà chúng tôi mua thì việc phối hợp cùng các nhóm thu mua để hợp tác với các nhà cung cấp nhằm giảm thiểu tác động đối với biến đổi khí hậu từ các sản phẩm của chúng tôi là điều hết sức cần thiết.

    Eric Soubeiran, Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề Khí hậu & Thiên nhiên của Unilever.
  3. Bảo vệ đất – Đậu nành, Iowa, Hoa Kỳ

    Cánh đồng đậu nành ở Iowa vào mùa hè

    Mục tiêu: Kể từ năm 2018, Hellmann's đã hợp tác với Practical Farmers of Iowa, PepsiCo và nhà cung cấp đậu nành ADM để bảo vệ tốt hơn đất được sử dụng để trồng đậu nành làm sốt mayonnaise Hellmann’s tại Hoa Kỳ. Dự án cũng nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính và nồng độ nitrat trong nước.

    Tầm quan trọng: “Chương trình được phát triển xoay quanh ba trụ cột có thể được nhân rộng cho các vấn đề khác nhau với các loại cây trồng và địa điểm khác nhau. Ba trụ cột – hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ/học hỏi đồng đẳng – về cơ bản là kế hoạch chi tiết về cách thức thiết lập các chương trình tại Bắc Mỹ”. Stefani Millie, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Đối ngoại và Phát triển bền vững, Unilever.

    Dự án: 523 nông dân và hơn 35.000 ha đất nông nghiệp đã tham gia vào dự án trồng cây che phủ. Nông dân được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để trồng các loại cây che phủ phi thương mại nhằm bảo vệ đất khỏi tác động suy thoái của thời tiết bất lợi, chẳng hạn như gió và mưa trong các vụ trồng trọt.

    Kết quả:

    • Giảm 14% lượng nước rò rỉ nitrat so với các cánh đồng so sánh.
    • Giảm 6% lượng khí nhà kính so với các cánh đồng so sánh.

    Chương trình được phát triển xoay quanh ba trụ cột có thể được nhân rộng cho các vấn đề khác nhau với các loại cây trồng và địa điểm khác nhau.

    Stefani Millie, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Đối ngoại và Phát triển bền vững, Unilever.
  4. Giảm ô nhiễm nước – Lombardy, Ý

    Cận cảnh những cây lúa cao trên nền trời xanh

    Mục tiêu: Được Knorr khởi động phối hợp cùng nhà cung cấp Parboriz của Ý, dự án này nhằm tìm ra những phương pháp khả thi để giảm ô nhiễm nước và phát thải khí nhà kính, đồng thời tăng cường đa dạng sinh học.

    Tầm quan trọng: “Sự hợp tác này vô cùng quý báu vì nó cho phép chúng tôi thử nghiệm những phương pháp nào sẽ có tác động nhiều nhất đến nông dân và nhà cung cấp của chúng tôi trong lĩnh vực”. Hanneke Faber, Chủ tịch Dinh dưỡng, Unilever.

    Dự án: Không giống như các dự án khác, sáng kiến này dựa trên bốn trang trại kiểu mẫu có diện tích 900 ha, với mục đích thử nghiệm các phương pháp thực hành mới và hiểu cách áp dụng chúng cho các trang trại thương mại. Không có loại lúa nào được Unilever chế biến hoặc sử dụng. Tuy nhiên, những bài học và kết quả từ các trang trại kiểu mẫu đem lại ấn tượng đến mức các phương pháp này sẽ được triển khai cho hơn 200 nông dân trồng lúa khác trong khu vực vào năm 2023.

    Kết quả:

    Các phương pháp áp dụng tại các trang trại kiểu mẫu đã giảm thành công dư lượng hóa chất có trong nước. Điều này bao gồm:

    • Giảm 78% dư lượng thuốc trừ sâu
    • Giảm 62% dư lượng thuốc diệt cỏ
    • Giảm 78% dư lượng thuốc diệt nấm

    Sự hợp tác này vô cùng quý báu vì nó cho phép chúng tôi thử nghiệm những phương pháp nào sẽ có tác động nhiều nhất đến nông dân và nhà cung cấp của chúng tôi trong lĩnh vực.

    Hanneke Faber, Chủ tịch Dinh dưỡng, Unilever.

Tương lai sẽ như thế nào

Những dự án này đặt nền móng cho việc mở rộng quy mô rộng lớn nền nông nghiệp tái sinh trong chuỗi cung ứng của Unilever, trong đó các hoạt động nông nghiệp tái sinh sẽ ngày càng cung cấp nhiều nguyên liệu được các thương hiệu dinh dưỡng của chúng tôi sử dụng.

Hiện nay, có chín dự án đang hoạt động trong lĩnh vực, bao gồm 48.000 ha đậu nành, lúa, cà chua, hành, tỏi và sữa ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nam Á.

Đến cuối năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu ký hợp đồng khoảng 300.000 ha. Đến năm 2030, chúng tôi sẽ mở rộng tới hơn 100 chương trình, góp phần thực hiện cam kết của Unilever trong việc khôi phục và tái tạo 1,5 triệu ha đất, đại dương và rừng.

Như Hanneke Faber đã nói: “Thời gian thử nghiệm đã hết. Đã đến lúc cần phải chơi lớn hơn”.

Trở lại đầu trang