Bỏ qua Nội dung

Các góc nhìn về "Vẻ đẹp tích cực"

Đã phát hành:

Nhiều phụ nữ hiện nay vẫn bị đóng khung trong các khuôn mẫu, chuẩn mực về vẻ đẹp và vai trò của nữ giới. Đứng trước thực trạng đó, Unilever nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xóa bỏ các định kiến và khuôn khổ tiêu cực, mở ra một định nghĩa rộng hơn, toàn diện hơn về cái đẹp thông qua việc áp dụng công nghệ, đổi mới và mang đến những chương trình, chiến dịch ý nghĩa cho người tiêu dùng.

Phiên thảo luận Vẻ đẹp tích cực và Đa dạng từ Unilever

Từ sự thấu hiểu

Theo một nghiên cứu được Unilever ủy quyền thực hiện với 10.000 người tham gia ở 9 quốc gia, có tới 74% mong muốn ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp và cá nhân tập trung vào việc làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn, tự tin hơn thay vì chỉ tập trung vào vẻ bề ngoài. Đáng chú ý, hơn một nửa người tham gia cho biết các hành động của doanh nghiệp giúp giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những yếu tố quan trọng khiến họ cân nhắc trước khi mua sản phẩm.

Những con số kể trên cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong việc thay đổi định kiến, xóa bỏ những khuôn mẫu tiêu cực về vẻ đẹp của nữ giới, từ đó góp phần xây dựng một xã hội đa dạng, bình đẳng và hòa nhập hơn.

Với một tỷ người sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp mỗi ngày trên toàn cầu, và thậm chí nhiều người hơn nữa đang theo dõi những nội dung quảng bá thương hiệu từ các nhãn hàng, Unilever mong muốn tận dụng thế mạnh về công nghệ - đổi mới và mức độ ảnh hưởng để thúc đẩy vẻ đẹp đa dạng và tích cực, cũng như sự bền vững cho hành tinh.

Đến cam kết và hành động

Để cụ thể hóa điều này, Unilever đã ra mắt chương trình “Vẻ đẹp Tích cực” với sự cam kết và hành động từ các nhãn hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp.

Đầu tiên, doanh nghiệp phát triển và áp dụng công nghệ - đổi mới nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi trong cách thiết kế và xây dựng sản phẩm, thúc đẩy danh mục sản phẩm toàn diện hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả môi trường và khách hàng thông qua những trải nghiệm sản phẩm vượt trội và bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng.

Tiếp đến, chương trình thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các chương trình từ những nhãn hàng, đồng thời đối thoại để giải quyết hiện trạng và lan tỏa thông điệp “không khuôn mẫu” trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm và thương hiệu.

Ngoài ra, “Vẻ đẹp Tích cực” còn góp phần cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người thông qua các hoạt động giáo dục về vệ sinh cá nhân, sức khỏe thể chất và tinh thần.

Điển hình, Unilever Việt Nam vừa phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UN Women và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp Tích cực và Đa dạng” với góc nhìn từ nhiều khách mời.

Cụ thể, khi bàn về cách nhìn nhận các khía cạnh vẻ đẹp khác nhau của phụ nữ, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH, thành viên Ban điều hành Mạng lưới Nam giới Mennet chia sẻ:

“Xưa nay, nhiều người luôn quan niệm phụ nữ cần tìm một bờ vai nam giới để tựa vào. Nhưng thực tế, trong rất nhiều trường hợp, chị em – những người vợ, người chị gái, em gái lại là nơi để nam giới chúng tôi nương tựa mỗi khi buồn, hay khi thất bại. Và khi ấy, muốn trở thành bờ vai cho người khác nương tựa, chúng ta phải tự tin vào chính mình đã.”

Hay khi chia sẻ các khó khăn và nỗ lực vượt qua những rào cản của phụ nữ khuyết tật, chị Nguyễn Thị Lan Anh, Viện ACDC nhớ lại:

“Trước kia, tôi cũng như những người phụ nữ khuyết tật khác luôn sống trong lo lắng, sợ hãi vì tin rằng ngoại hình của mình không phù hợp với tiêu chuẩn xã hội. Nhưng thời điểm cách đây 21 năm, khi được giao trọng trách làm MC cho sự kiện lớn, lần đầu mặc lên mình chiếc áo dài và đứng trước hàng ngàn người, tôi chợt nhận ra mình không cần phải che giấu khiếm khuyết cơ thể, mà thay vào đó chỉ cần là chính mình. Công việc mình làm, cách mình cư xử, suy nghĩ hay đóng góp cho xã hội mới là thứ định nghĩa vẻ đẹp nội tại của bản thân.”

Trong khi đó, nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú - tác giả sách “Sống một cuộc đời rực rỡ” nhắn gửi những nhận định sâu sắc về tiềm năng của phụ nữ:

“Ta cứ nói rằng phụ nữ phải tự tin lên, trao quyền cho phụ nữ… Những điều đó đều đúng, nhưng sẽ không là gì nếu phụ nữ thiếu đi niềm tin vào bản thân, tin vào những gì mình đang làm. Tôi rất mong phụ nữ - bất kể là ai, ở độ tuổi nào, làm công việc gì, ngoại hình hay mọi yếu tố khác ra sao, hãy luôn nhận thức được rằng mình đẹp. Khi một người suy nghĩ tích cực, sống tích cực, lan tỏa sự tích cực. Không phải phụ nữ như thế này mới đẹp, như thế kia mới đẹp, phụ nữ - chỉ cần tích cực - là đẹp nhất rồi.”

Chia sẻ quan điểm về vẻ đẹp tích cực ở nữ giới, chị Bùi Lê Hồng Ngọc đại diện từ Unilever Việt Nam cho biết:

“Sự tự tin không bị giới hạn về độ tuổi, tuổi nào cũng có thể tự tin, giai đoạn nào chúng ta cũng có thể trở nên tự tin. Rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự tự tin xuất phát từ việc hình thành quá nhiều khái niệm và khuôn mẫu vẻ đẹp trong xã hội. Rào cản thứ hai đến từ chính cá nhân đã trao quyền cho một người thứ ba, một cộng đồng quyết định vẻ đẹp bản thân. Vậy nên, tôi mong muốn chúng ta trước hết hãy tự mình quyết định, tự mình sở hữu vẻ đẹp tích cực bằng cách làm điều khiến mình vui, khiến mình cảm thấy yêu bản thân và trở nên tốt hơn.”

Phiên thảo luận khép lại nhưng hành trình “Vẻ đẹp Tích cực” của Unilever vẫn tiếp tục mở ra nguồn cảm hứng cho phụ nữ và em gái trong việc nhìn nhận các giá trị, điểm mạnh để tự tin, yêu thương bản thân hơn, và được là chính mình, trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày.

Trở lại đầu trang