Từ góc độ người tiêu dùng
Nếu thông thường mô hình Kinh tế Tuần hoàn sẽ được “mổ xẻ” dưới lăng kính của doanh nghiệp, thì tại phiên thảo luận lần này, Unilever Việt Nam đã mang đến góc nhìn mới mẻ khi chia sẻ về những lợi ích mà mô hình này sẽ mang lại cho người tiêu dùng.
Đầu tiên, doanh nghiệp nhận định, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng ủng hộ những doanh nghiệp và thương hiệu có những sứ mệnh phù hợp với mục đích sống của họ. Và những sáng kiến “xanh” là một trong những mối quan tâm lớn của người tiêu dùng ngày nay bởi bảo vệ môi trường nói chung chính là bảo vệ môi trường sống và cải thiện sức khỏe cho chính người tiêu dùng và gia đình của họ.
Thông qua mô hình Kinh tế Tuần hoàn, Unilever Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy bảo tồn hệ sinh thái và giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, từ đó giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, một trong những nguyên tắc cốt lõi của Kinh tế Tuần hoàn chính là việc tái sử dụng các nguồn nguyên vật liệu sẽ giúp giảm thiểu chất thải và các tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường – không khí, nguồn nước, chất lượng đất...
Thứ hai, người tiêu dùng có thể tiết kiệm chi phí khi cần chi trả ít hơn cho các sản phẩm.
Bởi Kinh tế Tuần hoàn tập trung vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó cắt giảm chi phí năng lượng trong sản xuất, kéo theo là sự phát triển của những công nghệ trong nền kinh tế xanh. Mô hình này còn kéo dài vòng đời sử dụng của nguyên vật liệu, giúp giảm chi phí nguyên vật liệu dù nhu cầu ngày càng tăng cao.
Một chi phí khác trong sản xuất sản phẩm được cắt giảm nhờ Kinh tế Tuần hoàn chính là chi phí quản lý chất thải khi doanh nghiệp có thể biến rác thải thành nguồn thu nhập bằng cách áp dụng các nguyên tắc của mô hình tuần hoàn.
Đồng thời, khi áp dụng Kinh tế Tuần hoàn, người tiêu dùng có thể tối ưu hóa chi phí khi thực hiện các hoạt động mua, bán lại hoặc cho thuê các đồ vật đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất và doanh nghiệp cũng sẽ có xu hướng thiết kế các sản phẩm theo hướng đa công dụng, có thời gian sử dụng lâu hơn, cô đặc sản phẩm để giúp cắt giảm nguyên vật liệu sản xuất bao bì...
Lợi ích thứ ba mà người tiêu dùng có được từ Kinh tế Tuần hoàn chính là dịch vụ hậu mãi từ doanh nghiệp sẽ được cải thiện để duy trì chất lượng và công năng của sản phẩm, từ đó phục vụ cho công tác tái sử dụng, tái chế sau này. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ tương tác thường xuyên hơn với người tiêu dùng, điều này giúp họ tìm hiểu thêm về sở thích và mô hình tiêu dùng của khách hàng.
Tiếp đến, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm sự cải tiến của sản phẩm khi doanh nghiệp buộc phải không ngừng nghiên cứu và phát triển, áp dụng đổi mới và khoa học – công nghệ vào hoạt động Kinh tế Tuần hoàn.
Cuối cùng, người tiêu dùng và cộng đồng sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn với nền Kinh tế Tuần hoàn bởi việc thúc đẩy mô hình này đòi hỏi sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, điển hình như ở các lĩnh vực tái chế, tái sản xuất và sửa chữa.
Yếu tố thúc đẩy
Doanh nghiệp này nhận định khung chính sách và hành lang pháp lý để hỗ trợ phát triển Kinh tế Tuần hoàn là một trong những điểm trọng yếu cần được triển khai song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng – ví dụ như hệ thống phân loại, thu gom, tái chế rác thải nhựa.
Sự hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp cũng là nền tảng để xây dựng hệ sinh thái cho Kinh tế Tuần hoàn – một vòng tuần hoàn khép kín.
Để minh họa, Unilever Việt Nam đã chia sẻ mô hình Hợp tác Công – Tư trong Quản lý Rác thải Nhựa mà doanh nghiệp đã tiên phong triển khai cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đối tác với mong muốn đóng góp vào Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý Rác thải Nhựa trên đại dương đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu giảm 75% lượng nhựa thải ra biển và thu gom 100% ngư cụ bị bỏ rơi, bị mất hoặc bị loại bỏ.
Tiếp đến, nguồn nguyên liệu bền vững là yếu tố to lớn để thúc đẩy nền Kinh tế Tuần hoàn Nhựa. Sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng để thu gom và xử lý chất thải nhựa đóng một vai trò lớn trong vòng tuần hoàn này.
Tiếp đến, nguồn nguyên liệu bền vững là yếu tố to lớn để thúc đẩy nền Kinh tế Tuần hoàn Nhựa. Sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng để thu gom và xử lý chất thải nhựa đóng một vai trò lớn trong vòng tuần hoàn này.
Đồng thời, sự tham gia của cộng đồng là yếu tố cần thiết để hoàn thành vòng tuần hoàn của nhựa, từ việc tận dụng, tái sử dụng, đến giảm thiểu và tái chế nhựa.
Unilever Việt Nam cũng chia sẻ một ví dụ điển hình chính là mô hình Hợp tác Công – Tư Quản lý Rác thải Nhựa tại Rayong, Thái Lan – được chia sẻ trong chương trình Hội nghị Bàn tròn Châu Á Thái Bình Dương trước đó. Theo đó, tất cả các chất thải từ thực phẩm, rác hữu cơ, nhựa, giấy...đều được phân loại, thu gom và tái chế để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng sở tại.
Trong diễn đàn lần này của EuroCham, Unilever cũng thể hiện sự lạc quan vào quá trình chuyển đổi từ nền Kinh tế Tuyến tính sang Kinh tế Tuần hoàn tại Việt Nam.
Việc Quy định về Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) của chính sách môi trường được triển khai sẽ cung cấp một công cụ hỗ trợ Việt Nam hướng tới nền Kinh tế Tuần hoàn. Đồng thời, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp cũng ngày càng nhận thức về mức độ quan trọng của mô hình kinh tế này, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác cùng nhau.
Bà Lê Thị Hồng Nhi – Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: “Tầm nhìn của Unilever là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong kinh doanh bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói chung, hiện thực hóa sứ mệnh ‘mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến’ đến hàng triệu gia đình Việt Nam.
Diễn đàn lần này không chỉ là cơ hội để chúng tôi có thể nhìn lại hành trình phát triển bền vững của mình, mà còn là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, truyền cảm hứng cho những tổ chức và doanh nghiệp có cùng chí hướng để cùng nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp, đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các giá trị lâu bền cho nền kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước.”